Cách trồng lan rừng chi tiết nhất
Cách trồng lan rừng không chỉ cần chú trọng đến giống cây, môi trường sống mà còn phải chuẩn bị giá thể, chế độ tưới tiêu, chăm sóc “đúng bài” thì cây mới nhanh cho hoa đẹp trang trí nhà.
Hoa lan là họ thực vật có số lượng các loại lớn nhất. Và cũng là loài hoa được nhiều người lựa chọn trồng tại nhà. Để trang trí hoặc đơn giản như một thú vui. Trong đó, lan rừng có nguồn gốc tự nhiên nhất, biểu tượng cho nét vương giả. Mang vẻ đẹp tinh tế và sang trọng hiếm thấy.
Lan rừng ưa sống trong môi trường ẩm, tự nhiên nên không dễ để có thể trồng và chăm sóc nếu không am hiểu từ những kỹ thuật đơn giản.
Tuy nhiên, đây lại là loại lan khó trồng và chăm sóc nhất, cần phải có kỹ thuật bài bản. Am hiểu về môi trường sống, chế độ nước, ánh sáng, giá thể,… thì mới có thể trồng thành công được chậu lan đẹp. Nở đúng như ý muốn. Dưới đây là một số kinh nghiệm, kỹ thuật cơ bản về cách trồng lan rừng cũng như cách chăm sóc lan mà những người mới học chơi lan có thể tham khảo.
1. Thiết kế vườn trồng lan rừng và cách chọn giống
Bất kể bạn muốn trồng lan để chơi. Trang trí hay trồng để kinh doanh thì cây lan rừng luôn cần một vị trí trồng được bảo vệ chắc chắn, đủ rộng rãi.
– Nếu trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.
– Giàn che ánh sáng: Nên dùng lưới màu xám hay xanh đen, tốt nhất nên thiết kế khung giàn cẩn thận đảm bảo độ bền và chống gió bão.
Nên làm giàn chắc chắn và che chắn cho lan rừng cẩn thận.
– Chọn giống lan rừng: Việc chọn giống cũng là một yếu tố khá quan trọng trong cách trồng lan rừng bởi giống lan rừng khá đa dạng,… Nếu trồng lan để chơi, trang trí nên trồng Vũ nữ. Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa.
Lan hồ điệp là một trong số những giống lan rừng được lựa chọn trồng phổ biến vì dễ phát triển, ra hoa.
2. Giá thể trồng và môi trường sống cho lan rừng
Cách trồng lan rừng phải đặc biệt lưu ý đến giá thể trồng, phải chọn những loại phù hợp với lan rừng. Gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống. 2 loại giá thể thích hợp nhất để trồng lan rừng là gỗ và dớn. Trong đó dớn có dớn sợi (già, hóa mỗ) và dớn vụn (phần non của thân cây dớn).
Lan rừng nên được trồng trong giá thể như gỗ, dớn, xơ dừa,…
Hoa lan nói chung và lan rừng nói riêng là giống cây ưa ẩm, bóng mát bởi đặc tính sống trong rừng, vì thế môi trường sống của lan rừng cần thiết kế sao cho không có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên chọn nơi ít ánh sáng chói, thoáng gió.
3. Cách trồng lan rừng, chiết tách cây
– Cách chiết tách lan rừng: Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non. Nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.
Thời điểm không nên tiến hành chiết hay ghép cành lan rừng đó là vào khoảng tháng 7 hay tháng 11 vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.
Nếu bạn là người mới chơi lan hoàng thảo. Tốt nhất không nên ham chiết tách nếu không biết mà hãy để nguyên bụi lớn trồng, bởi cây có thể bị mất sức. Héo khi bạn không biết chiết hoặc chăm sóc.
Nếu không biết cách chiết tách lan rừng, tốt nhất bạn nên để nguyên bụi lớn trồng.
– Trồng trên luống: Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ lạc vào dày 20cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.
Trồng lan rừng trong chậu cần chọn chậu có khả năng thoát nước tốt, thoáng.
– Trồng trên giàn, chậu: Khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con.
Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây chun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn.
Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, mục rêu bám…
4. Chăm sóc lan rừng
Cây lan rừng nhà bạn có phát triển tốt, khỏe mạnh. Cho hoa đúng như ý muốn hay không không chỉ phụ thuộc vào cách trồng lan rừng mà quy trình chăm sóc cây cũng vô cùng quan trọng.
4.1. Điều kiện ánh sáng
Vì đặc tính sống trong rừng nên lan rừng không ưa ánh sáng mạnh.
Lan hoàng thảo quen sống trong rừng nên cây không chịu được ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp gay gắt. Để khắc phục, bạn hãy làm giàn lưới che bớt sáng, thậm chí khi cây còn non nên làm 2 lớp lưới.
4.2. Chế độ tưới nước
Bất kể trồng loại cây nào, thì cây cũng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sát nhau. Sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày.
Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
4.3. Phân bón cho lan rừng
Đối với lan, ta không bón cây vào đất mà áp dụng bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao…
Khi bón phân cho lan rừng, nên phun trực tiếp qua lá.
Sử dụng phân vô cơ pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn. Cây không mọc thêm lá mới thì nên pha phân đặc thêm giúp cây có đủ dinh dưỡng hơn để phát triển.
4.4. Phòng trừ sâu bệnh
Những người mới chơi lan nên tham khảo cách trồng lan rừng chi tiết để cây có thể lên tốt.
Trong điều kiện chăm sóc kém hoặc môi trường không phù hợp, lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh. Lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh. Ví dụ, lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC,…
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì. Tránh tình trạng lạm dụng gây chết cây.
Duy xanh giá 55k / 1 lọ .dùng theo dạng phun. Rất thích hợp để xịt mầm gốcDuy đỏ dùng bôi trực tiếp lên mắt ngủ hoặc dui lỗ bơm vào khoảng giữa 2 mắt ngủ, thích họp cho việc làm kie. Giá 70k/ 1 lọ
Phạm Ngọc Thái ĐT, zalo: 0986109186, nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ lên zalo, đăng ký kênh:Youtube: shopmaithai, theo dõi facebook: Phạm ngọc Thái để ủng hộ em nha. Chúc các bác chăm lan nhanh tốt.
Phạm Văn Công
Cách trồng lan hồ điệp thế nào?
shopmaithai.com
Chào anh!
Lan hồ điệp là biểu tượng của vẻ đẹp quý phái, cao cấp và lộng lẫy trong các không gian trang trí, hoa lan hồ điệp có thể kéo dãn thời gian ra hoa từ 3 đến 4 tháng, thậm chí 6 tháng nếu người chơi lan biết cách trồng và chăm sóc cẩn thận. Sau khoảng thời gian hoa tàn có thể chăm chút để cho ra hoa đợt sau. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc lan hồ điệp một chi tiết và tỉ mỉ nhất từ các người chơi lan chuyên nghiệp.
Bí quyết chăm sóc lan hồ điệp mới vào chậu
Lan Hồ Điệp là loại cây ưa sang và rất cần ánh sáng để có thể phát triển tốt. Lúc vừa mua lan về nhà ta nên để lan hồ điệp ở chỗ có ánh sáng vừa phải như: vị trí ngay gần cửa sổ, phòng khách với các loại đèn chiếu sáng …
Nguồn ánh sáng lý tưởng nhất để lan Hồ Điệp lớn mạnh chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm và chiều tối. Lan Hồ Điệp phát triển tốt nhất ở nơi có độ ẩm từ 50-80%.
Chú ý: Tuyệt đối không được để chậu lan hồ điệp trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì cây có khả năng sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn.
Đối với các loại chậu dung để trồng Lan cần chọn chậu có độ nông để cho rễ phát triển ích lợi và cho cây dễ dàng quang hợp. Cây con ta bắt buộc dùng chậu 5cm, sau 4 – 6 tháng cây lớn thì chuyển hẳn qua chậu 8, 3cm, sau 9 – 12 tháng đổi sang chậu 12cm.
Giá thể trồng là một yếu tố rất trọng yếu quyết định việc sống sót và tăng trưởng của cây. Nên chọn các loại giá thể có độ tơi xốp, thoáng khí có khả năng giữ nước cũng như thoát nước tốt như: rễ quyết, dớn trắng, cốt gừa, than bùn, vụn sứ, đá chân chu,… Đối với mỗi loại giá thể khác nhau cần có giải pháp chăm sóc khác nhau đặc biệt là việc tưới nước.
Để nhân giống cây con bạn có thể tách mầm cây từ các chậu lan to đã trồng lâu ngày, mỗi chậu trồng từ 2-3 nhánh. Trước khi cắt cần dùng cồn để khử trùng dao, vết cắt cần gọn, sau khi cắt xong bạn cần bôi một ít vôi vào vết cắt để vết cắt mau liền lại.
Trước khi lấy cây ra khỏi bình buộc phải đặt bình nuôi vào nhà ấm 3 -4 ngày để luyện cây, sau đó lấy cây con ra, dùng nước không bẩn rửa hết aga & chất nuôi, cần cực kỳ cẩn thận để tránh gây thương tổn rễ. Sau đó bạn hãy dùng dung dịch Bicromat Kali 0, 05% hoặc các loại nước khử trùng để ngâm 5 phút diệt trùng. Sau khi khử trùng lấy cây ra và chia thành từng cái: hai lá cách nhau hơn 5cm là đặc cấp, từ 3 – 5cm là cấp một, 2 -3 cm là cấp hai.
Cây Lan hồ điêp con sau khi đã được hong khô rồi sử dụng giá thể bọc rễ lại chỉ để hở gốc và lá. Bình thường đối với cây con đặc cấp, bạn nên trồng thẳng vào chậu 7cm, cây cấp một trồng vào chậu 5cm. Đối với cây cấp hai bạn có thể trồng vào khay 128 lỗ hoặc khay ươm cây non đều được.
Trong khoảng thời gian này cần đảm bảo tưới vừa đủ lượng nước cho cây vì lúc này sức chịu hạn của cây con vẫn còn rất yếu. Nhiệt độ ở thời kỳ này cần được cố định không được thấp hơn 20oC, tốt nhất là duy trì ở khoảng 23oC, đồng thời cần đảm bảo độ thông gió tốt cho cây. Sau khi trồng Lan hồ điệp 1 tháng chớ nên vội bón phân do rễ chưa vươn dài nhiều, rất cần phải xem xét cụ thể tình hình sinh trưởng, cách 7 – 10 ngày bón 1 đợt phân loãng mật độ N: P: K = 30: 10: 10 nồng độ 30 – 40 mg/lít và thêm vào một trong những lượng KH2PO4 và nhân tố vi lượng để kích thích rễ phát triển & tăng sức chống bệnh cho cây.
Cây con sau khoảng thời gian 4 – 6 tháng trồng trong chậu 5cm lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm, thì nên tiến hành thay chậu lần thứ nhất. Lấy cây con ra, sử dụng giá thể thích hợp để bao bọc rễ, rồi cho cây vào chậu nhựa 8, 3cm trong suốt để đảm bảo độ thoát nước tốt cho cây. Sau khi thay chậu cho cây bạn nên phun dung dịch diệt khuẩn và nhớ kỹ là không được phun nước trong vòng 3 – 5 ngày nhưng vẫn cần giữ ẩm cho cây. Sau khi thay chậu được từ 3 đến 10 ngày phun bạn có thể hoà phân vào nước để phun cho cây. Lúc này bạn chỉ nên sử dụng các loại phân hữu cơ như Komix, thường dung dịnh ngâm đầy đủ loại xác động thực vật với mức 3 – 5ml/lít.
Chăm sóc lan hồ điệp chơi Tết
Có thể nói trong những năm gần đây thì việc chọn lan hồ điệp làm hoa trang trí dịp Tết càng ngày càng phát triển. Tuy nhiên nhiều người mới bắt đầu chơi lan do không biết được đặc tính của cây lan hồ điệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc buộc phải có năm lan hồ điệp nở sớm, sở hữu năm nở muộn ko đúng vào dịp Tết hoặc không thể làm cho lan hồ điệp ra hoa.
Để mỗi năm lan hồ điệp đều ra hoa vào đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, người trồng lan hồ điệp cần phải nắm bắt được tính cách khá “đỏng đảnh” của các nàng lan này là chịu ẩm nhưng lại hoàn toàn không ưa ướt. Dưới đây có một số mẹo nhỏ giúp cho bạn trồng lan hồ điệp tốt hơn: Mẹo nuôi lan hồ điệp và kích thích lan ra hoa vào dịp tết.
*Thời gian để thực hiện việc kích thích
Lan hồ điệp đề xuất thời gian 2 tháng từ lúc vừa mới nhú ra nhánh hoa đến lúc các bông hoa trên nhánh đều nở. Đồng thời, do lan hồ điệp vốn có ưu điểm là lâu tàn nên ta hoàn toàn có thể thoải mái cho nó ra hoa trước mùng 1 Tết khoảng từ 15 đến 20 ngày để hoa có thể nở hết vào ba ngày Tết.
Do đó, bài toán chăm sóc, bón phân như thế nào để lan Hồ Điệp ra hoa đúng Tết cần được thực hiện ngay từ 15 đến 20 tháng 9 (Âm Lịch) sao cho lúc này cây phải nhú nụ rồi thì mới có khả năng nở hoa đúng Tết.
*Cách tuyển chọn lan hồ điệp để kích hoa tết:
Bạn cần phải chọn những cây lan đã thật sự trưởng thành, là những cây đã ra hết lá non, với ít nhất khoảng từ 3 đến 4 cặp lá.
*Cách bón phân cho lan hồ điệp ra hoa tết:
Bạn nên sử dụng các loại phân bón lá có phần trăm NPK 10-30-20 (hàm lượng Photpho, Kali cao), liều lượng cho mỗi lầ bón từ 1/2-1g cho 4lit nước để kích thích cây nhanh ra hoa, tốt nhất là cách 1 tuần nên phun 1 lần. Thực hiện trong suốt từ 3 đến 4 tuần thì bạn chắc chắn sẽ thấy cây bắt đầu cho ra vòi hoa.
Thời điểm vòi hoa đã đạt đến độ dài từ 2 đến 3 cm, bạn hãy chuyển sang sử dụng phân bón lá NPK 15-20-30 (hàm lượng Kali cao hơn NPK 10-30-20 ). Cứ 6 đến 7 ngày thì hãy phun cho cây 1 lần để kích thích cho vòi hoa vững mạnh và nhanh dài hơn. Đồng thời, với loại phân bón lá này cũng có khả năng giúp cho màu sắc của hoa sau khi nở đc thắm hơn, lâu tàn hơn và tránh được nguy cơ tiềm ẩn thối hoa.
Chăm sóc đều đặn trong suốt 45 đến 50 ngày như thế, đến khoảng tháng 12 (âm lịch), lúc này là thời điểm cành hoa bắt đầu nở bông thứ 1, và sau 2 tháng thì cây lan vẫn nở hoa rộ.
Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Như đã giới thiệu ở phần trên, Lan hồ điệp vốn là loại cây chuyên sống ở vùng khí hậu ôn đới, đồng thời cây chỉ ra vòi hoa khi khí hậu bắt đầu chớm lạnh. Vì vậy việc chăm sóc Lan hồ điệo sau Tết cần đòi hỏi phải có công nghệ và thời gian. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại thường quên hoặc chăm chút lan không chu đáo, bởi thế phần lớn lan đều bị chết hoặc không thể phát triển tiếp sau khi chưng tết xong.
Bởi thế, nếu muốn những cây lan hồ điệp đã chưng qua trong dịp Tết có thể tiếp tục nở hoa vào tết năm sau, người trồng hoa cần có một phương pháp giải quyết và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa.
Đầu tiên, bạn cần dùng kéo cắt bỏ vòi hoa đã nở hết và có dấu hiệu héo úa . Việc làm này khiến cho cây không bị kiệt lực khi cung cấp dưỡng chất để nuôi hoa. Đồng thời cũng giảm thiểu việc để cây trong khu vực thiếu ánh sáng quá lâu.
Khi cắt bỏ vòi hoa không nên cắt sát gần cuống của vòi hoa, vì như vậy sẽ dễ làm dập gãy lá lan và dễ bị thối lây vào thân cây. Chỗ vòi hoa còn lại vẫn có khả năng mọc ra cây con, bạn có thể dùng bông y tế chấm một ít thuốc atonic đặt vào khoảng 1 tuần rồi mở ra, sau khoảng thời gian ngắn từ 1 đến 2 tháng có khả năng mọc ra cây con.
Đối với các chậu mà lá bị vàng úa không nhiều (chưa quá 1/3) thì bạn hãy cố gắng giữ lại những lá đó bằng cách dùng dao bén cắt bỏ phần bị lá hư. Nếu lá bị bệnh nhiềuthì bắt buộc phải cắt bỏ hoàn toàn.
Bước tiếp theo, bạn cần quan sát phần rễ cây, nếu rễ vẫn còn xanh, không bị thối rễ thì có thể giữ nguyên cả bầu. Nếu rễ cây bị hỏng càng nhiều thì phải lập tức cắt bỏ tất cả các rễ bị dập, gãy, thối rồi bôi vôi hoặc keo hoặc nước sơn bóng móng tay vào vết cắt. Sau đó bạn nên lấy 1 miếng xốp hình chữ nhật để đặt vào ở giữa gốc cây, buộc dây rồi buộc dây cố định để giúp cây đứng vững vì cây đã không còn rễ nữa.
Bước tiếp theo, bạn buộc phải rải một lớp sỏi dưới đáy chậu để cây khỏi úng. Sau đó bạn hãy đặt cây và phần xơ dừa để trồng cây mới vào đến 2/3 bộ rễ, rồi treo cây lên hoặc có thể để cây trong vùng không có ánh sáng trực tiếp. Bởi lá hồ điệp hết sức dễ bị hỏng lúc cường độ sáng cao. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thực trạng thối nhũn trên lan hồ điệp.
Sau 3 ngày bạn có thể tưới nước cho hoa đừng quên lan hồ điệp chỉ thích ứng ở độ ẩm từ 50-80% giả dụ độ ẩm thấp hơn bạn cũng có thể dùng màn che, tuy nhiên việc làm này còn có thể gây ra nấm bệnh nên bạn nhất định phải lưu ý. Sau khi chăm sóc cẩn thận từ 1 đến 2 tháng thì cây lan hồ điệp của bạn sẽ phát triển ổn định trở lại, kể từ đây bạn có thể bón phân, tưới nước cho lan như bình thường.
Trên đây là một vài kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp từ cây non mới mua về đến lúc nở hoa vào dịp tết và chăm sóc để tái nở hoa vào năm tiếp theo. Chúc các bạn sớm có được 1 chậu lan ưng ý và có thể chưng thật lâu vừa làm đẹp cho căn nhà vừa có thêm một thú chơi mới tao nhã và thú vị.
Nguyến Văn Hùng
Cách trồng lan cho người mới chơi thế nào ?
shopmaithai.com
Xin chào anh ạ:
– Trước khi đi vào cách trồng hoa lan ta phải tìm hiều qua về cách phân loại hoa lan dựa vào bộ rễ của chúng đã. Phân loại hoa lan theo bộ rễ được chia thành các loại sau:
Lan rễ gió
Lan bán rễ gió
Địa lan
Bán địa lan
– Gió là Phong, Bán là một nửa, Địa là Đất cho bác nào chưa rõ nhé.
– Lan rễ gió là những loại lan có bộ rễ mà phần lớn rễ của chúng tiếp xúc với không khí, một phần bám vào thân cây phần còn lại lơ lửng trong không trung, chắc là thích khí trời đúng không các bác. Rễ của chúng thường to dài nhưng không đen và rất nhiều nhánh rễ. Mọc ngang dọc tứ lung tung từ thân ra. Hình thức như rễ mấy cây sanh si thường hay buông xuống dưới nhưng không giống mấy rễ cây đó đâu nha.
– Bộ rễ loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ cũng có khả năng quang hợp được, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Một số rễ gió ấy sẽ mọc chui vào các đám rêu, dương xỉ bám ở vỏ cây hay chui vào trong các hốc cây. Tại đây chúng chia nhánh rất nhiều.
Rễ của chúng thường có màu trắng bạc lúc khô ráo, đầu rễ của chúng có màu xanh lục và có một lớp nhầy ướt bao quanh. Đầu rễ chứa lục lạp, đây chính là nguyên nhân khiên rễ của chúng có khả năng quang hợp. Màu trắng bạc ấy của rễ lan là do một lớp đặc biệt gôm toàn những tế bào hấp thụ đã chết. Lớp này giống như bông gòn hút nước. Nhờ lớp này mà nước( nước mưa, sương đọng) được giữ lại và đi vào bên trong cho cây sử dụng.
Cách trồng hoa lan cho người mới chơiBY HOA LAN ĐẤT VIỆT 17/03/2019 KHÔNG CÓ PHẢN HỒI CÁCH TRỒNG HOA LAN, CHĂM SÓC LAN
Có phải bạn đang tìm kiếm bài viết cách trồng hoa lan. Bài viết này này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về cách trồng hoa lan. Khi đã có cho mình cái nhìn bao quát rồi bạn sẽ thấy việc trồng lan cũng như các trồng hoa lan trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Cách trồng hoa lan
– Trước khi đi vào cách trồng hoa lan ta phải tìm hiều qua về cách phân loại hoa lan dựa vào bộ rễ của chúng đã. Phân loại hoa lan theo bộ rễ được chia thành các loại sau:
Lan rễ gió
Lan bán rễ gió
Địa lan
Bán địa lan
Hướng dẫn cách trồng hoa lan rễ gió
– Gió là Phong, Bán là một nửa, Địa là Đất cho bác nào chưa rõ nhé.
– Lan rễ gió là những loại lan có bộ rễ mà phần lớn rễ của chúng tiếp xúc với không khí, một phần bám vào thân cây phần còn lại lơ lửng trong không trung, chắc là thích khí trời đúng không các bác. Rễ của chúng thường to dài nhưng không đen và rất nhiều nhánh rễ. Mọc ngang dọc tứ lung tung từ thân ra. Hình thức như rễ mấy cây sanh si thường hay buông xuống dưới nhưng không giống mấy rễ cây đó đâu nha.
Cach trong hoa lan cho nguoi moi choi
Cach trong hoa lan cho nguoi moi choi
– Bộ rễ loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ cũng có khả năng quang hợp được, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Một số rễ gió ấy sẽ mọc chui vào các đám rêu, dương xỉ bám ở vỏ cây hay chui vào trong các hốc cây. Tại đây chúng chia nhánh rất nhiều.
Rễ của chúng thường có màu trắng bạc lúc khô ráo, đầu rễ của chúng có màu xanh lục và có một lớp nhầy ướt bao quanh. Đầu rễ chứa lục lạp, đây chính là nguyên nhân khiên rễ của chúng có khả năng quang hợp. Màu trắng bạc ấy của rễ lan là do một lớp đặc biệt gôm toàn những tế bào hấp thụ đã chết. Lớp này giống như bông gòn hút nước. Nhờ lớp này mà nước( nước mưa, sương đọng) được giữ lại và đi vào bên trong cho cây sử dụng.
– Lan rễ gió bao gồm các loài lan đơn thân như Giáng hương tam bảo sắc, Sóc lào, Quế,….
– Mọi người có thể xem qua tại đường link trên.
– Dựa vào những điều trên ta sẽ biết được cách trồng hoa lan. Do rễ của chúng thích khí trời nên ta trồng sao cho rễ tiếp xúc nhiều với không khí. Trồng phong lan cần những gì, cần cây hoa lan, giá thể như gỗ, lũa, than hoa, chậu trồng lan,…
– Ví dụ như ghép vào giá thể như gỗ, lũa, thân cây sống. Đặc biệt ghép vào cây sống chúng lên rất mạnh. Ghép lũa, gỗ cũng hay dễ treo, dễ trưng bày tiện chăm sóc.
– Ghép như này cần chú ý tưới nhiều lần trong ngày, vì khả năng của gỗ lũa kém. Không đủ độ ẩm cung cấp cho cây.
– Không muốn trồng như trên ta có thể trồng vào chậu với giá thể to, để cho bộ rễ thông thoáng vì chúng thích vậy mà. Thích thì mình chiều thôi. Hoa lan thích được chiều chuộng lắm.
– Trồng chậu thì có ưu điểm là nhẹ giàn hơn, độ giữ ẩm cao hơn trồng gỗ, lũa.
– Giá thể để trồng có thể là vỏ thông, than hoa, gỗ cục…
– Chúng ta phải tưới nhiều lần trong ngày cố gắng tạo môi trường có độ ẩm từ 80% để cây có thể phát triển tốt.
Thắc mắc trong đầu hiện ra: Cách trồng hoa lan? Trồng hoa lan như thế nào, Làm thế nào để trồng hoa lan, bao nhiêu thứ trong đầu nhưng đã có cách. Lập tức google, cạch cạch cạch…….”Cách trồng hoa lan”. Cách trồng lan cho người mới chơi.
Chữ duyên đã đưa ta đến với nhau.
Rất vui được gặp mọi người, không phải nghĩ nhiều làm gì đọc đi sẽ rõ.
Chúng ta lại tiếp tục nào. Tiếp theo là lan bán rễ gió. Những loài này có bỗ rễ nhỏ hơn thích ít khí trời hơn thằng kia. Rễ mọc nhiều lùm xùm như rễ tre, rễ hành. Cấu tạo bộ rễ cũng tương tự như lan rễ gió.
Xử lý hoa lan
Lan trước khi trồng cần xử lý để diệt nấm và khuẩn. Trước khi đem trong ta có thể ngâm chúng vào dung dịch pha sẵn các loại thuốc diệt nấm khuẩn như Physan 20(1cc/l), Benkona(2cc/l),… Ngâm từ 10-15 phút sau đo vớt ra để ráo. Sau đó có thể tiến hành trồng được.
Xử lý giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan ta có nhiều cách xử lý khác nhau. Mục đích của việc này là tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh trên lan.
– Với gỗ và lũa trước khi trồng hay ghép hoa lan vào cần được xử lý nấm và khuẩn trước. Một số cách xử lý như:
Ngâm nước vôi trong 2-3 ngày, sau đó rửa lại thật sạch
Đem luộc như luộc ngô luộc khoai.
Khò bề mặt đốt chết hết nấm và khuẩn
Với các giá thể này như vỏ thông, than hoa… chúng ta cần ngâm chúng với nước vôi từ 2-3 ngày. Sau đó đem rửa lại thật sạch. Rửa hết vôi đi.
Với than hoa trước khi đem trồng nên ngâm cho than ngậm no nước chìm xuống đáy. Trong quá trình ngâm thì đều đặn thay nước để loại bỏ muối trong than. Nếu than ko được ngâm, khả năng cao là chúng sẽ hút nước ngược từ rễ cây lan. Làm cho rễ lan bị thui không phát triển được.
Hy vọng đọc xong bài viết này các bạn có thể nắm được các trồng hoa lan một cách tổng quan nhất. Từ đó áp dụng cho cây lan mà mình đang có và những cây lan khác trong tương lai không xa. Chúc các bạn có những giò lan đẹp.
Tâm sự với mọi người chút, chơi lan thích là lúc tưới lúc chăm sóc, đợi đến khi ra hoa chúng ta được ngắm thành quả của mình, đó cả là một quá trình dài. Người ta nói chơi lan sẽ nhận được chữ nhẫn. Mọi người xem có đúng không.
Chơi lan là một hành trình dài, mỗi ngày một đoạn đường, thành cao thủ lúc nào không hay.
Phùng Văn chín
Cách trồng lan rừng trên gỗ có tốt không?
shopmaithai.com
Mến chào anh!
Vườn cây Hòa Bình chia sẻ kinh nghiệm cách trồng lan rừng trên gỗ
Cách trồng hoa lan trên gỗ thường được nhiều người tìm và chia sẻ rất nhiều, hoa lan được nhiều người thích và trồng bởi chúng có một trong những màu sắc tươi thắm và mang lại vẻ êm dịu cho người trồng, chúng dịu dàng , nhẹ nhàng, êm ái, với nhiều những các loại lan khác ngoài trừ những việc mọc lan ở dưới đất
Lan phần lớn thuộc những giống lan Epiphyes chúng có thể trồng lan bằng nhiều cách nhưng cách phổ biến và tốt nhất chính là gắn những cây lan vào vỏ cây, chính vì cách trồng độc đáo như này làm cho việc phù hợp với thiên nhiên và những thành quả tốt nhất trong chậu. Người làm thợ luôn muốn mọi người biết và ghép những cành hoa lan trên thân gỗ đạt đươc những kết quả tốt nhất
Việc lựa chon những lan gỗ ghép trồng lan tốt nhất và rất cần thiết. Trồng lan không phải bằng những loại gỗ nào cũng thích hợp và cần thiết để lan có thể sinh sống được, bạn phải tìm được những loại gỗ trồng lan tốt thời gian sử dụng cây lan phải đảm bảo từ 2-3 năm để tránh trường hợp mất công thay đổi cây lan. Cách xử lý thân gỗ trước khi chúng ta ghép những cây lan . Đối với một số nơi bán lan rừng chọn gỗ trồng lan tốt nhất và cách xử lý thân gỗ trồng khi ghép lan thì chúng ta sẽ bàn ở phần tiếp theo. Đối với kỹ thuật trồng lan ghép gốc cây nếu chúng ta không tuân thủ theo những bước trồng lan trên thân gỗ thì khó có thể thành công được, chính vì vậy bạn cần phải là người chăm sóc tốt và hiểu kỹ kỹ thuật trồng hoa phong lan
Được xem là một trong những nơi thuộc họ số bì sinh, chúng bám và treo lơ lửng trên các thân cây gỗ, chúng có loại thân gỗ nạc dài, và ngắn, chúng thường mập và mảnh mai có thể bò đi tạo thành những cụm dày
Chúng thuộc loại cây rễ làm nhiệm vụ cung cấp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, được cấu tạo và trên môt lớp mô hút dày, bào gồm những tế bào chết trên không khí, chính vì vậy mà chúng ánh nên những màu xám bạc, với những lớp mô xốp rễ được phát triển và cung cấp cho từng đợt nước trên thân và vỏ cây mọc dài tạo, lơ lửng trên không khí.
Các bước ghép hoa lan thân gỗ
Tùy vào từng cách xử lý của từng người thì bạn có thể thấy có người thì mua lan về ghép , người thì để chúng khô mới ghép nhưng theo như kinh nghiệp và cách xử lý của mình thì chúng ta nên ghép hàng ngày, và cả năm thường sẽ ghép được 1 giò
Còn gỗ trồng lan, bạn có thể ngân chúng trong nước vôi 1 ngày, phơi chúng khô, trước khi ghép cần ngân 2 ngày, nếu các bạn trồng trong chậu, cắt từng miếng với kích thước 2×4 và trải các lớp than hoa lên mặt để phủ lên chúng một lớp sơ dừa, hoặc phủ lên chúng một lớp rêu mỏng, chúng được cắt và chuyển tỉa sau 3 ngày cắt hết các rễ rồi hong khô chúng đi
Tiến hành thao tác trồng lan
Bạn có thể cắt từng đoạn ống nhựa nhỏ lồng ngoài đinh để tránh rỉ set
Tạo và đóng đinh các loại vào thân gỗ, sử dụng dây rút và đoạn thép không rỉ buộc cố định vào đầu rễ của thân gỗ
Sử dụng khoan, khoan lỗ vừa với chiếc đũa tre và ướm vào đúng vị trí
Sử dụng dây thép và đũa không rỉ cố định lại
Phan Văn Hà
Cách trồng lan rừng mới lấy về thế nào?
shopmaithai.com
Chào anh!
I. Cách xử lý lan rừng trước khi trồng
Tôi chắc chắn rằng có rất nhiều bạn khi mua lan về sẽ vội vàng trồng vào chậu luôn hay vội vàng ghép lên giá thể vì sợ lan sẽ chết héo. Bạn đang mắc sai lầm rồi đó.
– Lan rừng vừa mua về, bạn cần treo lan vào chỗ râm mát vài hôm để lan quen với khí hậu vườn nhà thay về trồng luôn lan vào chậu.
1. Cắt bỏ rễ đã chết, dễ đen, nếu bộ dễ quá dài nên cắt ngắn. Sau đó phun nước rửa sạch cây rồi treo ngược nơi khô mát, tránh ánh nắng, cần treo vài ngày (phụ thuộc vào mùa nắng hay mưa thì treo khoảng 4-7 ngày). Hàng ngày bạn cần phun sương giữ ẩm cho cây.
2. Cùng với đó bạn cần tiến hành:
– Phun toàn bộ cây để sát khuẩn bằng thuốc Phun Physan theo tỷ lệ 1ml/1lít nước). Tác dụng: ngăn ngừa thối ngọn, thối gốc và cách bệnh do vi khuẩn tấn công.
– Nhúng phần gốc lan trong hỗ hợp: thuốc B1 (1ml/1 lít nước) + thuốc Atonik (3 đến 5 giọt/1 lít nước)+ thuốc Ridomil gold (5g/1 lít nước), ngâm trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ. Lưu ý, không để ngập mầm non trong hỗ hợp nếu có.
3. Thời gian treo ngược lan kết thúc (sau 4 đến 7 ngày), bạn mang đi ghép. Khi ghép, cần duy trì việc giữ ẩm phần gốc và phun sương hàng ngày để lan nhanh ra rẽ mới. Đồng thời phun 3 ngày thuốc B1+Atonik (3giọt/1 lít nước) cho tới khi nhú rễ. Nếu không có Atonik thì bạn có thay thế bằng thuốc kích rễ supper root, N3M, (lưu ý là supper root tốt hơn N3M)/
Một số chú ý khi ghép lan
– Nếu bạn trồng lan vào chậu cần đặt phần gốc nhổ cao, không nên để gốc ngập sâu trong giá thể vì dễ bị thối úng gốc và mắc nấm bệnh.
– Nếu ghép vào thân cây, dớn, lũa… nên lót 1 lớp xơ dừa mỏng hoặc dớn mềm ướt để ngăn chặn việc giá thể khô hút ngược nước từ rễ.
– Đối với loại phong lan đơn thân, rễ gió tốt nhất để nhú rễ mới ghép.
– Thời gian sau khi ghép đến khi cây nhú rễ và nảy mầm, vẫn cần treo cây vào chỗ râm mát, tránh để nắng mưa tiếp xúc trực tiếp.
II. Xử lý giá thể trước khi trồng
Đây là công việc không thể bỏ qua trong kỹ thuật trồng lan. Bạn có thể xử lý giá thể nhu sau: ngâm giá thể trong nước sạch từ 6 đến 7 ngày; đun sôi 2 giờ đồng hồ sau đó ngâm vào nước vôi trong 2 ngày rồi rửa bằng nước sạch một lần nữa. Đốt cháy các cạnh và vỏ ngoài; sau đó ngâm vào thuốc diệt khuẩn rồi xịt sạch bằng nước.
1. Đối với than củi: Cần ngâm than ít nhất 3 ngày hoặc ngâm tới khi than hút no nước và chìm xuống. Lưu ý phải thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit. Tốt hơn hết bạn nên ngâm than trong nước vôi khoảng 1 ngày trước khi trồng.
2. Đối với dớn (cây dương xỉ): Chắc chắn rằng rất nhiều bạn sau khi ghép lan vào bảng hoặc cây dớn thì một thời gian sẽ thấy rễ bị đen (tôi đã từng bị như vậy). Lý do là rễ bị ngộ độc khi bám vào giá thể chưa được xử lý. Vậy phải xử lý dớn thế nào trước khi trồng?
– Trước tiên bạn cần phơi khô dớn sau đó ngâm và thay nước ngâm vài ngày, rồi phơi dớn cho ráo nước. Tiếp tục ngâm lại với nước vôi (hoặc Physan) ít ngất 3 ngày để khử độc, lại phơi ráo nước, rồi phun hoặc ngâm với thuốc Ridomil gold để chống nấm bệnh trước khi ghép.
3. Đối với thân gỗ khô: Cần bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì nếu để vỏ, thời gian thân gỗ sau sẽ bị bong vỏ sẽ phải ghép lại. Phơi thân cây cho khô, tiếp đến là ngâm trong nước vài ngày để rễ không bị hút nước ngược trở lại. Phun thuốc Ridomil gold lên thân gỗ để chống nấm bệnh trước khi ghép lan.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách xử lý lan mới mua về và giá thể trước khi ghép (trồng) mà chúng tôi đúc kết được. Hy vọng sẽ giúp các bạn biết cách trồng lan tốt nhất. Chúc các bạn thành công!