Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất Sang Tên Sổ Đỏ
Thủ tục mua bán nhà đất như thế nào cho dễ hiểu và dễ thực hiện nhất. Thì tại bài viết này tôi xin chia sẻ một cách ngắn ngọn đã được chính tôi trải nghiệm từ bản thân và viết ra để anh chị em nào có nhu cầu mua và bán đất biết được. Tránh bị đối tượng xấu lừa gạt, vì đất đai là một tài sản lớn có giá trị cao nên chúng ta càng phải thận trọng khi giao dịch mua bán.
Thủ tục đầu tiên khi mua bán đất đai
1/Người mua cần kiểm tra:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nếu là mua nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu là mua đất. (đây là giấy tờ quan trọng nhất)
Và các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu, CMT, giấy đăng ký kết hôn… của chủ nhà đất (đề nghị chủ nhà | hoặc môi giới cho xem bản chính). Nếu không có thì có phương án bổ xung ngay thì mới giao dịch được.
Sau khi người mua đã kiểm tra các giấy tờ trên đẫ đầy đủ thì tiến hành đến bước thứ hai:
2/Đặt cọc mua nhà mua đất:
Bước này có thể có hoặc không.
Nếu như người mua và người bán muốn giao dịch ngay thì có thể mang các giấy tờ lên văn phòng đất đai của quận, huyện để làm thủ tục mua bán ngay mà không cần phải đặt cọc.
Tuy nhiên thông thường nên qua bước đặt cọc để người bán và người mua có thêm thời gian cho việc chuẩn bị tiền hoặc bổ xung các giấy tờ còn thiếu. Hoặc xem ngày lành tháng tốt để thực hiện giao dịch cho thuận buồm xuôi gió.
Khi mà người mua đã ưng rồi thì nên đặt cọc để người bán và người mua ít có khả năng thay đổi ý kiến. Nếu như bên nào sai thì cứ mang hợp đồng đặt cọc ra để thực hiện.
Số tiền và thời gian thì do hai bên thỏa thuận với nhau rồi ghi vào hợp đồng đặt cọc.
3/Ký hợp đồng mua bán công chứng.
Sau khi hai bên đã thống nhất giao dịch và mua bán thì cùng nhau mang giấy tờ lên văn phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán công chứng.
Chú ý quan trọng: Để tránh rủi do sau khi ký hợp đồng công chứng xong nhưng bên mua vẫn chưa thanh toán hết tiền cho bên bán hoặc vì lý do nào đó mà bên mua không thanh toán nốt tiền. Thì trước khi đặt bút ký bên bán phải thanh toán đủ tiền rồi mới ký hợp đồng. Bởi khi đã ký rồi nếu muốn đổi ý là rất khó. Lúc này tài sản đã thuộc về bên mua rồi.
4/Nộp hồ sơ tại quận huyện
Sau khi hai bên làm xong thủ tục công chức thì nộp hồ sơ sang văn phòng đất đai quận huyện để làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Bộ hồ sơ bao gồm: + 2 bản sổ hộ khẩu + CMND + Đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận độc thân + 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên. + Sổ đỏ bản gốc
5/ Đóng các khoản thuế và phí
Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp quận/huyện.
Thông thường thuế của bên nào thì bên đó phải nộp.
+ Bên mua: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
+ Bên bán: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp (tùy từng trường hợp cụ thể có thể khác nhau)
+ Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
+ Lệ phí cấp GCNQSDĐ: 0,15% giá trị hợp đồng
6/Thẩm định của văn phòng đất đai quận huyện
Cơ quan quận huyện thẩm định hồ sơ đất đai sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin về thửa đất theo hồ sơ mua bán đất đai mà hai bên đã nộp lên cơ quan quận huyện để thẩm định.
Sau khi đã xác nhận được thông tin, cơ quan quận huyện sẽ gửi thông báo tiền thuế để hai bên chủ nhà và người mua đi nộp, thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước.
7/Hoàn tất thủ tục và lấy sổ mới
Sau khi hai bên mua bán đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến UBND quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.
Sở địa chính nhà đất quận huyện sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu của nhà đất.
Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sở hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 – 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.
Có thể đăng ký kênh xem video để biết thêm về mua bán nhà đất